Ni sư Kee Nanayon
Ni sư Kee Nanayon (1909-1978) là một thiền sư nỗi tiếng ở Thái Lan. Bà thành lập thiền viện Khao-suan-luang dành cho các nữ Phật tử tu thiền trong vùng đồi núi tỉnh Rajburi, miền tây Thái Lan.
–oOo-
Một đêm nọ tôi ngồi hành thiền ngoài trời, giữ lưng thật thẳng, và nhất quyết hành trì để làm sao cho tâm tôi được an định. Tuy nhiên sau một thời gian dài, tâm tôi vẫn không lắng đọng. Do đó, tôi tự nhủ: “Mình đã cố gắng như thế trong nhiều ngày rồi, mà tâm mình vẫn không được an định. Thôi thì bây giờ mình tạm ngưng sự quyết tâm đó, và chỉ cần tập quán sát tâm mà thôi.” Sau đó, tôi bắt đầu bỏ tay và chân ra khỏi tư thế thiền, nhưng ngay khi tôi duỗi một chân ra và chân kia vẫn còn xếp lại, tôi chợt thấy tâm mình như quả lắc đồng hồ đưa qua đưa lại, chậm dần, chậm dần, rồi chậm dần … cho đến khi nó dừng lại.
Lúc đó, có một sự tỉnh giác tự nó nảy sinh và an trụ. Chầm chậm, tôi xếp chân và đưa tay trở lại tư thế ngồi kiết già. Trong cùng lúc, tâm tôi ở ngay trong một trạng thái giác niệm, lặng lẻ tuyệt đối và vững vàng, và tôi nhìn thấy rõ ràng về các hiện tượng căn bản của mọi hiện hữu khi chúng sinh ra rồi hoại diệt, thay đổi theo bản chất tự nhiên của chúng — và cùng lúc đó, tôi cũng thấy được một điều kiện nội tại, không sinh, không diệt, không thay đổi, một điều kiện vượt qua sinh tử: một cái gì đó rất khó diễn tả qua ngôn từ thế gian, bởi vì đó là một sự thực chứng các hiện tượng căn bản của thiên nhiên, hoàn toàn có tính nội tại và cá nhân.
Một lúc sau, tôi từ từ đứng dậy và đến giường nằm xuống nghỉ. Trạng thái tâm vẫn còn đó như là một tĩnh lặng tự nó hiện hữu ngay ở phần sâu thẳm bên trong. Rồi chầm chậm, tâm ra khỏi trạng thái đó và dần dần trở về trạng thái bình thường.
Từ đó, tôi có thể quan sát và nhận thức được rằng nếu hành thiền mà có ước muốn quá mạnh mẽ sẽ chỉ làm tâm chao động, không tạo an định. Nhưng khi ta có một giác niệm vừa phải, sự tỉnh giác nội tại sẽ sinh ra một cách tự nhiên theo cách thức riêng của nó. Bởi vì có được sự tỉnh giác nội tại rõ ràng như thế, tôi có thể tiếp tục nhận biết đuợc những sự kiện chân thật và hư ngụy, đúng và sai. Sự tỉnh giác đó cũng giúp tôi biết được rằng ngay khi tâm xả bỏ mọi việc, là nảy sinh một trực nhận rõ ràng về các hiện tượng hữu vi, bởi vì đó là một sự giác niệm để hiểu biết nội tại và nhìn thấy đúng theo bản chất của nó — không phải những gì mà ta có thể biết hoặc thấy qua lòng mong muốn.
Cũng vì lý do đó Ðức Phật dạy rằng: “Mọi pháp đều vô ngã” (Sabbe dhammà anattà — Chư pháp vô ngã), để chỉ bảo chúng ta không nên chấp thủ vào bất cứ hiện tượng thiên nhiên nào, dù chúng là hữu vi hay vô vi. Từ đó trở đi, tôi nhận thức được bản chất thật sự của mọi pháp và xả bỏ mọi chấp thủ từng bước một.
*****************
One night I was sitting in meditation outside in the open air — my back straight as an arrow — firmly determined to make the mind quiet, but even after a long time it wouldn’t settle down. So I thought, “I’ve been working at this for many days now, and yet my mind won’t settle down at all. It’s time to stop being so determined and to simply be aware of the mind.” I started to take my hands and feet out of the meditation posture, but at the moment I had unfolded one leg but had yet to unfold the other, I could see that my mind was like a pendulum swinging more and more slowly, more and more slowly — until it stopped.
Then there arose an awareness that was sustained by itself. Slowly I put my legs and hands back into position. At the same time, the mind was in a state of awareness absolutely and solidly still, seeing clearly into the elementary phenomena of existence as they arose and disbanded, changing in line with their nature — and also seeing a separate condition inside, with no arising, disbanding, or changing, a condition beyond birth and death: something very difficult to put clearly into words, because it was a realization of the elementary phenomena of nature, completely internal and individual.
After a while I slowly got up and lay down to rest. This state of mind remained there as a stillness that sustained itself deep down inside. Eventually the mind came out of this state and gradually returned to normal.
From this I was able to observe how practice consisting of nothing but fierce desire simply upsets the mind and keeps it from being still. But when one’s awareness of the mind is just right, an inner awareness will arise naturally of its own accord. Because of this clear inner awareness, I was able to continue knowing the facts of what’s true and false, right and wrong, from that point on, and it enabled me to know that the moment when the mind let go of everything was a clear awareness of the elementary phenomena of nature, because it was an awareness that knew within and saw within of its own accord — not something you can know or see by wanting.
For this reason the Buddha’s teaching, “Sabbe dhammà anattà — All phenomena are not-self”, tells us not to latch onto any of the phenomena of nature, whether conditioned or unconditioned. From that point on I was able to understand things and let go of attachments step by step.
Upasika Kee Nanayon
9 July 1971
(Bình Anson dịch, tháng 3-1999)