Bài viết hay

HIỂU VỀ HẠNH TINH TẤN (Song Ngữ)

HIỂU VỀ HẠNH TINH TẤN (Song Ngữ)Lời Phật dạy trong kinh Bồ Tát Bổn Hạnh: “Tánh biếng nhác đem lại hậu quả vô cùng tai hại. Nếu người ở đời mà biếng nhác thì cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, tài sản nghiệp nhà không phát triển. Nếu hàng xuất gia mà biếng nhác thì không thể vượt ra khỏi bể khổ sanh tử. Do đó biết rằng tất cả kết quả tốt đẹp đều phát sanh từ hạnh tinh tấn.”

Vậy tinh tấn là gì? Tinh là tinh chuyên, thuần nhất, không xen tạp; Tấn là đi tới không thối lui.

Tinh tấn là luôn luôn chuyên tâm nhất trí, cố gắng không ngừng để tiến tới một mục đích toàn thiện, tốt đẹp, sáng sủa, an vui. Còn theo nghĩa thông thường, tinh tấn nghĩa là siêng năng, chuyên cần. Nhưng trong chữ tinh tấn có hàm nghĩa chuyên cần, siêng năng để đạt một mục đích chân chính tốt đẹp chứ không phải siêng năng chuyên cần trong mục đích không tốt đẹp, hẹp hòi, ích kỷ. Ví như người triệu phú chăm lo làm giàu, để thu lợi về mình cho nhiều, như thế không được gọi là chánh tinh tấn; Chàng trai si tình, chuyên tâm trì chí làm những việc kinh thiên động địa để được lòng người yêu, như thế không phải là chánh tinh tấn; Người ham mê cờ bạc, ngồi liền mấy ngày đêm, mặc dù lưng đã mỏi, đầu đã nặng nhưng cố đánh thêm vài ván nữa, như thế cũng không được gọi là chánh tinh tấn. Tất cả những ví dụ trên được gọi là “Tà tinh tấn”.

Trong giáo lý đạo Phật tinh tấn thường có trong các phạm trù như: 01 tâm sở thiện trong 51 tâm sở; “Tứ như ý túc, Tứ chánh cần, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất thánh tài (Thất Bồ Đề Phần), Bát chánh đạo,”trong 37 phẩm trợ đạo;…

Như vậy, tinh tấn rất cần thiết không những cho người tu học Phật mà còn cho các hạng người trong các ngành nghề sĩ, nông, công, thương. Một học sinh không siêng năng, chăm chỉ học hành thì không có kiến thức cũng như trình độ hiểu biết dẫn đến trong cuộc sống gặp nhiều khó khăn, hơn thế nữa là góp phần tăng thêm những tệ nạn trong xã hội; Một người nông dân không chịu khó, siêng năng cày cấy, gieo hạt giống tốt, chăm sóc, bón phân, thường xuyên nhổ cỏ, tưới nước,… thì sẽ không có vụ mùa để thu hoạch; Một người công nhân không chịu khó, cần mẫn làm việc thì sẽ không có cơm ăn, áo mặc dễ dẫn đến mất việc và thất nghiệp lâu dài lâm vào những tệ nạn xã hội; Một người thương buôn không chịu khó đi đây, đi đó để học hỏi, không chịu khó tìm ra những chính sách, chiến lược kinh doanh,… thì dễ dẫn đến phá sản. Cũng vậy đối với một hành giả tu học Phật pháp mà biếng nhác thì sẽ mất pháp bảo. Bởi vì, một người phát tâm học Phật là để giải thoát khỏi sanh tử luân hồi hoặc ít nhất là thoát khỏi bốn đường ác (A-tu-la, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh). Muốn giải thoát thì phải tinh tấn đoạn trừ tham sân si. Tuy nhiên, tinh tấn ở đây phải được hiểu cho thật đúng nghĩa là không phải tinh tấn khổ hạnh ép xác, bởi vì nó có hại, không đưa đến yểm ly, ly tham, giác ngộ, niết-bàn. Sự hành thân hoại thể ấy chỉ đưa đến việc chấm dứt sự sống chứ không thể chấm dứt phiền não, giải thoát sinh tử khổ đau giống như trường hợp của Thái tử Tất-đạt-đa và 5 anh em ông Kiều Trần Như phải tu khổ hạnh 6 năm trong rừng chỉ uổng  công chứ không đem lại kết quả tốt đẹp như mong muốn. Mặt khác chúng ta phải tinh tấn đoạn trừ phiền não bằng cách thường kiểm soát ba nghiệp trong sáu thời. Sớm tối mỗi ngày, từ sáng đến trưa, từ trưa đến chiều, từ chiều đến tối, từ tối đến sáng, cho đến một giờ một khắc, một niệm một sát-na, hành giả phải kiểm soát ba nghiệp. Ban đầu thực tập kiểm soát được trong một ngày đêm hành giả tạo tác bao nhiêu nghiệp thiện, ba nhiêu nghiệp bất thiện. Rồi từ đó dần dần kiểm soát đừng để tạo tác các nghiệp bất thiện bằng những lời Phật dạy như quán tứ niệm xứ, quán nhân duyên nghiệp báo, quán về quả khổ của ác nghiệp trong ba đường ác,… Sự thực tập kiểm soát cũng như các phương pháp đoạn trừ phiền não phải được áp dụng hằng ngày trong các công việc, thời khóa công phu, trong các oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi. Được như vậy thì mới gọi là tinh tấn. Cũng ví như một người trồng lúa ngoài những việc cày cấy, gieo giống, tưới nước, bón phân,… còn phải thường xuyên dọn cho sạch cỏ thì cây lúa mới phát triển và cho hạt tốt được. Cỏ ở đây được ví như phiền não, thường xuyên dọn cỏ nghĩa là thường xuyên làm sạch phiền não trong tâm của mỗi hành giả vậy.

Nói tóm lại, người tu hành không có tinh tấn chẳng khác gì kẻ muốn vượt qua bể rộng mà không có thuyền bè. Do đó cần phải tinh tấn, vì tinh tấn là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy ta tiến mau trên đường thiện. Không có tinh tấn dù hành giả có sáng suốt bao nhiêu, có nhân từ đức hạnh bao nhiêu, hành giả cũng không làm được việc gì có lợi cho mình, cho xã hội. Cho nên,lời dặn cuối cùng của Đức Thế Tôn với các đệ tử trước khi Ngài từ giả cõi đời để nhập niết bàn là:

“Hỡi các đệ tử hãy tinh tấn lên để được giải thoát”.

Tâm Tri

Comprehension about Moral Action of Effort

The Buddha’s teaching in Boddhisattva – Sila sutra: “The laziness will lead to the disastrous effect. Namely, the materials including food, clothes will be never enough for the laziness one and they will contribute nothing to the development of country. At the same case to the clergy, no enlightenment or nibbana can be attained without and the liberation from bondage will be difficult to get over. Therefore, we should realize that all the good results must be issued from effort.

What is effort? The implication of effort is expert in something and never be back out. The one who practices effort always put the whole mind and strive ceaselessly for the last purpose of peace and happiness. In the simple meaning, effort is diligence but with the true aim, not for the interest (benefit) of oneself or selfishness. It is not be considered the millionaire has put the best effort to enrich himself as the right effort; the man who is madly in love with someone, always put the best effort in making his/her sweetheart be pleasant, can not count as real effort; the one who infatuated with gambling can take a long sitting during some days… and no one counts these such cases above as right effort but “wrong effort”.

The Buddhist teaching of effort can be found in some categories: the good mental function in 51 mental functions; intensified effort in supernatural powers; the four right efforts; effort in the “five roots”; force of energy (effort) in the “five mental forces”; the right effort in “Noble eightfold path” of “37 wings of enlightenment” and effort in “seven characteristics of bodhi”.

For  this reason, effort is not only important for Buddhist study but also the others fields of living as intellectuals, peasants, industries, trades…A lazy student, doesn’t put the most effort for studying will have no knowledge and get a low education; as a result, it is he that will face a full  difficult life in future and in the bad situation can contribute in increasing of social evils; a lazy peasant who doesn’t take good care his field as fertilizing, weeding, watering…will have nothing to reap; an un- industrious worker will easy to fall in jobless state and become a worry of society; a trader with no any sacrifice himself for investing and developing his business as traveling everywhere learning, finding and collecting good experiences then giving some appropriate policies for preserving and maintaining his business, which will be easy to go bankrupt.

In the same case of a Buddhist monk. The Buddha’s teaching or dharma will be lost by his laziness. Its reason concerning to monks’ purpose: getting out of the samsara and ceasing forever suffering as well the bondage of the three worlds (karma, form and formless world or the three lokas) or escaping at least four evil ways of asuras, hell beings, hungry ghosts, animals. To liberation we must put the most effort to eliminate greed, hatred, ignorance. However effort shouldn’t be understood as mortification because it cannot lead to the end suffering and affliction but our lives, the same as prince Siddharta and the five brothers of Kaundinya when they had spent six years in the forest and attained nothing but exhaustion.

On the other hand, we have to practice hard to eradicate affliction by controlling our deeds, words, and thoughts during six periods in a day, even in a moment (ksana). We at first practice intelligent contemplation to realize our good and bad actions then gradually to prevent the bad actions according to Buddha’s teaching as meditating the four fold stages of mindfulness, cause and effect, and the suffering of bad actions in the three evil ways.

The practice of controlling ourselves as well as other methods to eliminate affliction must be put into daily activities including working, cultivating, keeping dignity of walking, standing, sitting, laying…, which is called effort. The affliction in our mind is same to grass in the paddy field, where rice cannot grow up strongly without pulling up the weed, and realization cannot be attained without extracting affliction.

In short, the practitioner who has no effort is just like a person who wants to cross sea without ships and the effort is a powerful motivation to fulfill virtuous way. That lacking of effort is useless for ourselves and sentient beings does not care how moral conduct we have. “Try to put utmost effort in practicing,” is following the last words in which Buddha had said before entering Nibana: “Effort for liberation”.

Tam Tri

(Nguồn: Chùa Hoằng Pháp)